HỌC TESTER- TẶNG HỌC BỔNG LÊN TỚI 50%

Tặng ngay học bổng trị giá từ 30-50% cho 03 học viên đăng ký sớm nhất vào ngày mùng 1 và mùng 2 hàng tháng

KHÓA ĐÀO TẠO TESTER TẠI NIIT-ICT HÀ NỘI

Đảm bảo việc làm cho học viên sau khóa học.

CHƯƠNG TRÌNH HỌC LÀM DỰ ÁN THỰC TẾ VỀ TESTER MIỄN PHÍ

Hướng dẫn học viên thực hành làm quen với các Dự án thực tế về Tester do Doanh nghiệp triển khai.

LỢI ÍCH KHI THAM GIA KHÓA ĐÀO TẠO TESTER TẠI NIIT-ICT HÀ NỘI

Khóa đào tạo Tester với những Dự án thực tế, học viên sẽ được tham gia vào Dự Án cùng Doanh nghiệp.

KHÓA ĐÀO TẠO KIỂM THỬ PHẦN MỀM TESTER

Học thực tế- Làm Dự án thật.

Thứ Hai, 29 tháng 5, 2017

Uống nước như thế nào để tốt nhất cho sức khỏe?

Uống nước như thế nào để tốt nhất cho sức khỏe? Không phải ai cũng biết

Uống đúng loại và đủ lượng nước, phù hợp theo nhu cầu, nhóm tuổi, hoạt động thể lực, bệnh tật là rất quan trọng cho sức khỏe.




PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh, Tổng cục TDTT khuyến cáo, tổng cộng người lớn uống vào 2500ml/ngày, trẻ em từ 11-20kg uống từ 1000 ml trở lên.
Đối với người tập luyện thể thao, nước cực kỳ quan trọng cho sức khoẻ, cần đủ nước và điện giải trước, trong và sau khi thi đấu, tập luyện. Nhu cầu: phụ thuộc vào tập luyện, thi đấu, có thể từ 2-10 lít/ngày.
Người lớn cần uống 2,5 lít nước trên ngày để đảm bảo sức khỏe.
PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh khuyến cáo, uống đúng loại và đủ lượng nước, phù hợp theo nhu cầu, nhóm tuổi, hoạt động thể lực, bệnh tật là rất quan trọng cho sức khỏe.
Các đồ uống bao gồm: Nước sôi để nguội, nước tinh khiết đóng chai, nước khoáng thiên nhiên phù hợp cho hầu hết lứa tuổi. Tuy nhiên, không nên dùng loại nhiều khoáng để nấu bột cho trẻ. Bệnh nhân suy thận, bệnh cao huyết áp cần chú ý uống lượng vừa phải theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Trà tươi, trà xanh, cà phê: Trẻ em không nên dùng; Người mất ngủ, bệnh dạ dày, tiêu hóa cũng cần lưu ý về số lượng phù hợp.
- Đồ uống có cồn: Trẻ em không nên dùng; Người cao tuổi trên 65 tuổi không nên uống quá 7 ly/tuần và không quá 3 ly/ngày; Phụ nữ mang thai: không sử dụng đồ uống có cồn, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, sinh ra trẻ có cân nặng sơ sinh thấp và hội chứng ngộ độc rượu ở thai nhi (NIH).
- Với người bệnh gout: Đồ uống có cồn làm tăng nguy cơ phát triển bệnh, đặc biệt nếu đã có tiền sử bị gout từ trước.
- Người bệnh gan: không dùng đồ uống có cồn.
- Với người bị tim mạch, tăng huyết áp: Hạn chế tối đa đồ uống có cồn.
PGS. TS Nguyễn Xuân Ninh khuyến nghị uống nước rau luộc các loại: rất tốt, và mọi người nên tận dụng. Nước vối, râu ngô, diệp hạ châu, nhân trần actiso, được chứng minh có nhiều tác dụng với chức năng gan thận...
PGS. TS Nguyễn Xuân Ninh cũng chỉ ra những sai lầm phổ biến của mọi người khi uống nước đó là: Chờ khát mới uống; Uống nhiều nước cùng 1 lúc, khó hấp thu, có thể ngộ độc nước; Vừa ăn vừa uống, gây hoà loãng dịch vị, kém tiêu hoá hấp thu. Mua đồ uống đóng chai không xem kỹ nhãn mác: bị đồ nhái, giả mạo, không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, có thể nhiễm các chất độc hai; Để quá lâu sau khi mở chai lần đầu: >3 ngày dễ bị nhiễm khuẩn; Trẻ em, người thừa cân...uống nhiều nước ngọt có ga, đường, tạo mầu; Phụ nữ có thai cho con bú lạm dụng cà phê, rượu bia.
Chuyên gia chỉ ra thời gian uống nước để mọi người tham khảo. Cụ thể:
- 7h: Uống ly đầu tiên để làm ẩm cơ thể, sau đó 30 phút nên ăn sáng.
- 9h: Uống ly thứ hai, bắt đầu ngày làm việc.
- 11h30: Uống nước 30 phút trước khi ăn trưa.
- 13h30: Uống ly nước 1 giờ sau khi ăn trưa để các chất dinh dưỡng từ thực phẩm được hấp thụ tốt hơn.
- 15h: Uống một tách trà để thư thái (dung tích tương đương 1 ly nước).
- 17h: Cốc nước này sẽ giúp bạn tránh ăn nhiều vào buổi tối.
- 20h: Uống một ly nước sau ăn tối 1 giờ và trước khi tắm.
- 22h: Ly nước cuối cùng của ngày, hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào trong khi ngủ.

                                                                                                  Theo Diệu Thu (Dân Việt)

Thứ Ba, 16 tháng 5, 2017

Khi trẻ sốt cao co giật, nhiều mẹ đã sai lầm khi làm những điều này:

Khi trẻ sốt cao co giật, nhiều mẹ đã sai lầm khi làm những điều này:

Khi trẻ bị sốt cao co giật, các bậc phụ huynh cần bình tĩnh tìm hiểu căn nguyên và hạ sốt đúng cách cho trẻ để không bị ảnh hưởng về sau này.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai) cho biết, sốt là một phản ứng tốt của cơ thể với các tác nhân gây bệnh. Thế nhưng khi sốt quá cao, không biết cách hạ sốt lại gây nhiều phiền toái cho trẻ, thậm chí dẫn đến co giật.

Đặc biệt, khi trẻ bị co giật thường có biểu hiện trợn mắt, nghiến răng,... đa số phụ huynh đều rất hốt hoảng và sơ cứu không đúng cách. Điều đó vô tình gây hại cho trẻ, thậm chí tử vong vì bị ngạt, hoặc hít phải chất nôn, bị viêm phổi nặng do chất nôn từ dạ dày trào ngược vào phổi, gây tổn thương phổi….

Vậy khi trẻ sốt cao co giật, các bậc phụ huynh cần phải xử lý như thế nào? Với câu hỏi trên, PGS Dũng khuyên, khi trẻ sốt cao các bậc phụ huynh cần phải cho trẻ năm nghiêng, nới rộng quần áo, không cho uống thuốc động kinh và nhanh chóng đưa đến gặp bác sĩ.



PGS Dũng khuyên, khi trẻ sốt cao co giật nên cho trẻ nằm nghiêng.

Lý giải về việc phải đặt trẻ nằm nghiêng, PGS Dũng cũng cho hay, khi trẻ co giật sẽ kèm theo nhiều đờm dãi, thậm chí là chất nôn từ thức ăn. Nếu để trẻ nằm ngửa sẽ dễ chảy vào phổi gây tử vong do sặc phổi. Chính vì thế, đặt nghiêng để làm thông đường thở cho trẻ.

Một sai lầm mà nhiều phụ huynh gặp phải khi trẻ sốt cao co giật, đó là cho trẻ uống phòng thuốc động kinh. PGS Dũng cho rằng, đây là việc làm hết sức sai lầm và chỉ có hại chứ không có tác dụng gì, vì trẻ bị co giật do sốt không ảnh hưởng gì đến não.
“Trẻ bị co giật thường trôi đi rất nhanh (vài chục giây), nên khi qua cơn co giật phụ huynh có thể đặt viên hạ sốt vào hậu môn, dùng vài mềm để cạnh miệng trẻ để đề phòng lần co giật tiếp theo. Cùng với đó là đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra”, PGS Dũng khuyến cáo.


Theo PGS Dũng, việc đưa đến cơ sở y tế kịp thời ngoài việc đề phòng cơn co giật tiếp theo, thì còn giúp các bác sĩ nhanh chóng tìm ra các bệnh kèm theo như viêm màng não, viêm não... Trong trường hợp trẻ bị co giật do kèm theo các bệnh này thì sẽ gây ảnh hưởng đến não.

Ngoài những cách trên, PGS Dũng cũng chỉ ra rằng, khi phát hiện trẻ sốt cao co giật, người nhà không nên đứng vây kín xung quanh trẻ. Bởi, việc làm này càng khiến trẻ gặp nguy hiểm vì thiếu ô xy để thở. Theo đó, phụ huynh nên nới rộng quần áo giúp trẻ thoáng mát, nhất là vùng cổ. Sau đó, dùng khăn mềm nhúng vào nước hơi ấm, lau khắp người cho trẻ, nhất là vùng nách, bẹn, trán…

Một vấn đề mà PGS Dũng cũng lưu ý đối với các bậc phụ huynh, đó là việc cho trẻ uống thuốc chống co giật. Theo PGS Dũng, hiện không có thuốc nào phòng được co giật khi sốt cao, mà hãy cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ cơ thể trên 38,5 độ C.
Tóm lại, để phòng co giật ở trẻ thì phụ huynh cần phải chú ý theo dõi trẻ ngay từ khi trẻ mới sốt. Cách phòng tránh tốt nhất đó là: đưa trẻ đi khám và điều trị nguyên nhân ngay khi mới sốt, cho trẻ uống nhiều nước hoặc bú nhiều lần hơn, cởi bớt quần áo, đặt trẻ nằm nơi thoáng mát và không bao giờ được ủ ấm hoặc bọc kín trẻ, phải thường xuyên theo dõi thân nhiệt bằng cách cặp nhiệt độ cho trẻ khi trẻ sốt cao. Làm mát cơ thể trẻ bằng cách lau người cho trẻ bằng nước ấm và dùng thuốc hạ nhiệt khi nhiệt độ cơ thể lên quá 38.5 độ C.

                                                                                                            Theo Lê Phương (Khám phá)